Điều trị loét chân do đái tháo đường bằng huyết tương giàu tiểu cầu đã hoạt hóa: một nghiên cứu lâm sàng
Tung Dang-Xuan Tran1, Phuong Thi-Bich Le1, Phuc Van Pham2*
1 Đơn vị tế bào gốc, Bệnh viện Vạn Hạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
2 PTN nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học, Đại học Quốc gia Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam; * Tác giả: pvphuc@hcmuns.edu.vn
Received: 25 January 2013 / Accepted: 22 February 2014 / Published online: 22 March 2014 © The Author(s) 2014. This article is published with open access by BioMedPress (BMP), Laboratory of Stem Cell Research and Application.
TÓM TẮT
Loét chân đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Nó xảy ra ở khoảng 15% của tất cả các bệnh nhân đái tháo đường. Cho đến nay, một số tổng kết cho thấy bệnh lý loét bàn chân đái tháo đường xảy ra ở người nghèo và người có thu nhập thấp. Một số phương pháp điều trị mới đã được đề xuất để chăm sóc và điều trị bệnh này. Trong hầu hết các liệu pháp, việc chăm sóc loét bàn chân đái tháo đường liên quan đến vết thương hở, tái lưu thông mạch máu, loại bỏ các ổ loét, sử dụng kháng sinh, kích thích mô, tái tạo da và hình thành mạch.
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng huyết tương giàu tiểu cầu đã được hoạt hóa (aPRP) trên bệnh nhân tình nguyện bị biến chứng loét chân do bệnh tiểu đường.
Có 6 bệnh nhân tham gia nghiên cứu này.
aPRP được phân lập từ máu ngoại vi của tất cả bệnh nhân có loét chân không lành và được hoạt hóa với dung dịch Canxi clorua.
Bệnh nhân được tiêm aPRP hai lần với khoảng thời gian 14 ngày. Tất cả bệnh nhân được theo dõi trong thời gian 12 tuần.
Kết quả cho thấy 100% (6 /6) vết loét hoàn toàn đóng sau khoảng 7 tuần. Kết quả này ban đầu cho thấy rằng tiêm aPRP là phương pháp hiệu quả để điều trị các vết lở loét chân không lành. Mức tổn thương: IV.
Keywords— Platelet rich plasma; Growth factors; Diabetic Ulcer; Wound healing; Chronic Ulcer.